Bỏ phiếu kín là gì? Hình thức bỏ phiếu kín hiệu quả nhất hiện nay

Bỏ phiếu kín là gì?

Mục đích của việc bỏ phiếu kín là bảo vệ quyền riêng tư của người bỏ phiếu, đảm bảo rằng họ không bị áp lực, sợ hãi hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài.

Phương pháp này giúp tăng tính công bằng và minh bạch trong quá trình bầu cử, vì mỗi người có quyền tự do lựa chọn mà không bị ảnh hưởng hoặc gây ảnh hưởng đến người khác. 

Nguyên tắc Bỏ phiếu kín thường được áp dụng trong các cuộc bầu cử chính trị, bầu cử công ty hoặc các tổ chức.

Các hình thức bỏ phiếu kín

Bỏ phiếu bằng giấy

Đây là hình thức truyền thống nhất. Người bỏ phiếu sẽ nhận một tờ giấy in sẵn các lựa chọn và đánh dấu lựa chọn của mình. Sau đó, họ sẽ gập tờ giấy lại và ném vào một thùng phiếu để đảm bảo tính bí mật.

  • Ưu điểm:
  • Đơn giản và dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
  • Không cần đến hạ tầng công nghệ hoặc kết nối mạng.
  • Nhược điểm:
  • Mất nhiều thời gian trong việc in ấn, phát phiếu, thu thập và đếm phiếu.
  • Có thể dẫn đến lỗi nhân viên khi đếm phiếu hoặc sai sót trong quá trình phát phiếu.
  • Tốn nhiều nguồn lực như giấy, mực và lao động.
  • Khó khăn trong việc lưu trữ, bảo quản và kiểm tra lại kết quả sau này.

 

Bỏ phiếu bằng máy

 

Trong hình thức này, người bỏ phiếu sẽ sử dụng một máy bỏ phiếu điện tử hoặc cơ học để lựa chọn. Máy sẽ ghi nhận và lưu trữ lựa chọn của người bỏ phiếu một cách bí mật.

  • Ưu điểm:
  • Nhanh chóng và chính xác trong việc ghi nhận và đếm phiếu.
  • Tự động hóa quá trình bỏ phiếu, giảm sai sót do con người.
  • Có thể lưu trữ và kiểm tra lại kết quả sau này.
  • Nhược điểm:
  • Đòi hỏi hạ tầng công nghệ 
  • Chi phí đầu tư và bảo trì máy bỏ phiếu cao.

Bỏ phiếu kín online

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, người bỏ phiếu có thể thực hiện bỏ phiếu kín trực tuyến thông qua một nền tảng bỏ phiếu trực tuyến. Các lựa chọn của người bỏ phiếu sẽ được mã hóa và bảo vệ để đảm bảo tính bí mật.

  • Ưu điểm:
  • Tiết kiệm thời gian, nguồn lực và chi phí so với hai hình thức trên.
  • Dễ dàng triển khai và thực hiện cho một số lượng lớn người tham gia.
  • Có thể bỏ phiếu từ xa, thuận tiện cho người bỏ phiếu không thể có mặt trực tiếp.
  • Tích hợp nhiều tính năng như xác thực danh tính, mã hóa dữ liệu và kiểm soát quá trình bỏ phiếu.
  • Nhược điểm:
  • Đòi hỏi kết nối mạng ổn định và thiết bị có kết nối Internet.
  • Người dùng cần có kỹ năng sử dụng công nghệ 
  • Cần có nền tảng bỏ phiếu trực tuyến.

Tuy nhiên, ngày nay Internet đã được phủ sóng toàn quốc, điện thoại thông minh và máy tính đã phổ biến, nhiều nền tảng bỏ phiếu trực tuyến đã ra đời với nhiều tính năng tự động thông minh và chi phí hợp lý. Những nhược điểm này của hình thức bỏ phiếu online không còn là vấn đề lớn. Vì vậy, đây là hình thức bỏ phiếu được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay.

UVote – Nền tảng bỏ phiếu kín online bảo mật, hiệu quả

Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ biểu quyết trực tuyến, trong đó nổi bật nhất là UVote – giải pháp biểu quyết trên nền tảng đám mây do FPT phát triển.

 

Giải pháp này giúp đơn giản hóa quy trình biểu quyết với nhiều tính năng vượt trội.

  • Tính năng trộn thư (Mail merge): Hệ thống tự động gửi thư mời đã được cá nhân hóa cho từng các nhân trong danh sách
  • Quản lý người tham gia biểu quyết: UBot trang bị nhiều công nghệ hiện đại để đáp ứng khả năng bảo mật, giúp ban tổ chức kiểm tra danh tính người tham dự, loại bỏ triệt để các trường hợp mạo danh:
  • Định danh bằng công nghệ FPT.AI eKYC: Cổ đông được định danh và xác thực bằng công nghệ eKYC chỉ trong 30 giây
  • Bảo mật bằng OTP
  • Biểu quyết online: Người tham dự cuộc họp sẽ điền các lựa chọn của mình trên một mẫu điện tử đã thiết kế đầy đủ thông tin. 
  • Báo cáo trực quan: Kết quả biểu quyết sẽ được UVote tổng hợp liên tục một cách hoàn toàn tự động và theo thời gian thực. Đồng thời kết quả được cập nhật trực quan bằng biểu đồ giúp người dùng dễ dàng theo dõi.

UVote ra đời trong thời gian dịch Covid bùng phát đã ngay lập tức đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là phần mềm được nhiều “ông lớn” trong nhóm VN30 như Vingroup, VietinBank, Vinamilk,… lựa chọn để tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến, bán trực tuyến trong những năm gần đây.

Tham khảo thêm về giải pháp này tại: 

 

Để lại một bình luận