Đại hội cổ đông là một khái niệm quen thuộc với nhiều doanh nghiệp, bao gồm Đại hội cổ đông thường niên và Đại hội cổ đông bất thường. Hãy cùng UVote tìm hiểu những thông tin chi tiết và sự khác biệt giữa hai loại Đại hội này trong bài viết dưới đây nhé!
Đại hội cổ đông thường niên là gì
Khái niệm Đại hội cổ đông thường niên
Đại hội đồng cổ đông (General Meeting of Shareholders) là một phần quan trọng nằm trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết và ra quyết định trong công ty. Theo khoản 2, điều 139 Luật Doanh Nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần, trong vòng 4 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính. Nếu cần thiết, Hội đồng quản trị có thể gia hạn nhưng không quá 6 tháng từ khi kết thúc năm tài chính, trừ khi Điều lệ công ty có quy định khác.
Xem thêm: Đại hội đồng cổ đông là gì? Chức năng và quyền hạn liên quan
Đại hội cổ đông thường niên được tiến hành khi nào
Theo khoản 1, Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020 quy định, điều kiện để tiến thành họp Đại hội cổ đông thường niên gồm:
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
- Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này.
Mục đích của Đại hội cổ đông thường niên
Đại hội cổ đông thường niên sẽ thảo luận và thông qua những vấn đề sau đây:
- Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
- Báo cáo tài chính hằng năm
- Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị
- Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên
- Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền
Đại hội cổ đông bất thường là gì
Khái niệm
Cuộc họp cổ đông bất thường (Extraordinary General Meeting) là phiên họp đặc biệt do Hội đồng quản trị hoặc Ban điều hành triệu tập khi có các vấn đề quan trọng và khẩn cấp, không thể đợi đến Đại hội cổ đông thường niên. Cuộc họp tạo cơ hội để cổ đông cùng trao đổi và ra quyết định cho những vấn đề cần được xử lý ngay để đảm bảo sự ổn định và phát triển của công ty.
Đại hội cổ đông thường niên được tiến hành khi nào
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tổ chức Đại hội cổ đông bất thường khi:
- Trừ trường hợp quy định của công ty, Hội đồng quản trị phải tổ chức cuộc họp cổ đông bất thường trong thời hạn từ 30 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp có quy định ở Điểm b khoản 1 điều 140 (LDN 2020). Nếu như hội đồng quản trị không triệu tập Hội đồng họp bất thường theo quy định, Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên tham gia phải bồi thường những rủi ro thiệt hại phát sinh cho công ty.
- Trong trường hợp Hội đồng quản trị không tổ chức Đại hội đồng theo quy định, trong vòng 30 ngày tiếp theo Ban kiểm soát sẽ thay thế Hội đồng quản trị và có trách nhiệm tập hợp Đại hội đồng cổ đông. Nếu như không triệu tập theo quy định, Ban Kiểm soát sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
- Nếu Ban kiểm soát không triệu tập Đại hội đồng cổ đông, tiếp theo sẽ là cổ đông hoặc là nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần có quyền đại diện cho công ty để triệu tập
Mục đích của Đại hội cổ đông bất thường
Căn cứ theo khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đông bất thường sẽ được tổ chức với những trường hợp, mục đích sau đây:
- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty
- Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này
- Theo yêu cầu của Ban kiểm soát
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
So sánh Đại hội cổ đông thường niên và Đại hội cổ đông bất thường
Để phân biệt rõ hơn hai Đại hội trên, ta lập bảng so sánh sự khác biệt như sau:
Đặc điểm | Đại hội cổ đông thường niên | Đại hội cổ đông bất thường |
Khái niệm | Cuộc họp định kỳ hàng năm để cổ đông thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. | Cuộc họp đặc biệt diễn ra khi có vấn đề khẩn cấp cần giải quyết ngay, không thể đợi đến Đại hội thường niên. |
Tần suất tổ chức | Được tổ chức định kỳ hàng năm | Không cố định, được tổ chức khi có sự kiện đặc biệt/ thấy cần thiết |
Nội dung thảo luận | – Kế hoạch kinh doanh năm
– Báo cáo tài chính năm – Báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên – Báo cáo từ Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh và hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc – Báo cáo tự đánh giá của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên – Mức cổ tức theo từng loại cổ phần – Các vấn đề khác trong thẩm quyền |
Các vấn đề khẩn cấp ảnh hưởng lớn đến hoạt động công ty (sáp nhập, thay đổi vốn, xử lý rủi ro khẩn cấp…). |
Quy định pháp lý | Được quy định rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty | Cũng tuân thủ Luật Doanh nghiệp nhưng tổ chức linh hoạt hơn để xử lý vấn đề phát sinh |
Kết luận
Đại hội cổ đông thường niên và Đại hội cổ đông bất thường đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, giúp cổ đông và ban lãnh đạo thảo luận, đưa ra quyết định cho các vấn đề chiến lược cũng như những tình huống cấp bách. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại Đại hội này sẽ giúp cổ đông nắm bắt tốt hơn vai trò và trách nhiệm của mình, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hiệu quả và minh bạch hơn.
Để tổ chức Đại hội cổ đông dễ dàng và hiệu quả, nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Vingroup, và Vietjet đã lựa chọn UVote – một hệ sinh thái do akaBot (FPT) phát triển, hỗ trợ quản lý và tổ chức các cuộc họp cổ đông trực tuyến và trực tiếp. UVote đồng hành cùng doanh nghiệp qua từng bước, từ xác thực cổ đông, thiết lập và phân quyền, tự động gửi thư mời, biểu quyết trực tuyến, đến quản lý tập trung trên một nền tảng duy nhất.
Với các tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt, đạt chứng chỉ bảo mật quốc tế ISO/IEC 27001:2013, UVote đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các giải pháp tổ chức Đại hội cổ đông. Liên hệ tư vấn và trải nghiệm miễn phí UVote ngay hôm nay!
Đọc thêm: Quy định pháp lý về Đại hội cổ đông trực tuyến mới nhất