You are currently viewing Bỏ phiếu điện tử là gì? Xu hướng ứng dụng hình thức này

Bỏ phiếu điện tử là gì? Xu hướng ứng dụng hình thức này

Công nghệ bỏ phiếu điện tử thường được sử dụng để cải tiến quá trình bỏ phiếu, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong các cuộc họp và ngày càng được ứng dụng rộng dãi.

Bỏ phiếu điện tử là gì?

Bỏ phiếu điện tử là quá trình sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để thu thập và đếm phiếu bầu. 

Có hai hình thức chính của bỏ phiếu điện tử:

  • Bỏ phiếu tại địa điểm bỏ phiếu: Người bỏ phiếu sẽ đến trạm bỏ phiếu và sử dụng máy bỏ phiếu điện tử để ghi nhận lựa chọn của họ. Máy này có thể hoạt động dựa trên màn hình cảm ứng, nút bấm hoặc các hệ thống nhận biết khác.
  • Bỏ phiếu điện tử từ xa (Internet Voting): Người bỏ phiếu sử dụng một thiết bị kết nối internet như máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại di động để đăng nhập vào một hệ thống bỏ phiếu trực tuyến và gửi lựa chọn của họ.

bỏ phiếu điện tử

Ưu, nhược điểm của bỏ phiếu điện tử

Bỏ phiếu điện tử có cả ưu điểm và nhược điểm, tùy thuộc vào môi trường sử dụng và các yếu tố khác nhau như công nghệ, quản lý và cơ sở hạ tầng.

Ưu điểm

Hiệu quả và tiện lợi: Bỏ phiếu điện tử có thể giảm bớt thời gian cần thiết để đi đến trạm bỏ phiếu, đặc biệt là đối với những người khuyết tật hoặc sống ở xa trung tâm bỏ phiếu. Đối với bỏ phiếu trực tuyến, người dân có thể bỏ phiếu bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu miễn là họ có kết nối internet.

Kiểm đếm nhanh chóng và chính xác: Bỏ phiếu điện tử giúp tự động hóa quá trình kiểm phiếu, giảm thiểu khả năng có lỗi kiểm đếm và tăng tốc độ công bố kết quả.

Giảm chi phí vận hành: Dài hạn, việc bỏ phiếu điện tử có thể giảm chi phí in ấn và phân phối phiếu bầu, cũng như chi phí liên quan đến việc thu thập và kiểm đếm phiếu bầu.

Nhược điểm

  • Vấn đề bảo mật: Việc bỏ phiếu điện tử tạo ra rủi ro về bảo mật, bao gồm khả năng bị hack, gian lận, hay tấn công từ hacker. Cần có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ thông tin của người bỏ phiếu.
  • Khó khăn trong việc kiểm tra và xác minh: Trong một cuộc bầu cử truyền thống, có thể kiểm tra lại phiếu bầu giấy nếu có sự không đồng nhất. Tuy nhiên, với bỏ phiếu điện tử, việc này trở nên khó khăn hơn nếu không có hệ thống kiểm tra và xác minh phù hợp.
  • Yêu cầu về kỹ năng sử dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng: Bỏ phiếu điện tử đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng sử dụng công nghệ cơ bản. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng mạng và điện cần được đảm bảo để hệ thống bỏ phiếu điện tử hoạt động hiệu quả.

Xu hướng bỏ phiếu điện tử trong họp cổ đông

Trong những năm gần đây, xu hướng bỏ phiếu điện tử trong các cuộc họp cổ đông đang trở nên phổ biến hơn. Điều này cho phép các cổ đông tham gia quyết định của công ty mà không cần phải tham dự trực tiếp cuộc họp, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khi việc họp mặt trực tiếp có thể khó khăn.

Bỏ phiếu điện tử trong các cuộc họp cổ đông giúp cổ đông có thể tham gia họp và bỏ phiếu từ xa, tăng khả năng tham gia của những người không thể đến trực tiếp cuộc họp.

Việc kiểm đếm phiếu bầu được tự động hóa cũng giúp tiết kiệm thời gian và giảm chi phí liên quan đến việc tổ chức cuộc họp và kiểm đếm phiếu bầu. Đồng thời cải thiện tính minh bạch và chính xác trong việc ghi nhận và kiểm đếm phiếu bầu.

Hình thức này đang được xem là hình thức bỏ phiếu ưu việt được đã được triển khai tại hầu hết các nước phát triển trên thế giới. 

Tại Việt Nam, bỏ phiếu điện tử đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các cổ đông thực hiện việc bỏ phiếu điện tử được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp như các cổ đông tham dự và biểu quyết trực tiếp

Trong 3 năm gần đây, hàng loạt doanh nghiệp lớn như FPT, Vinhomes, Vinamilk, Digiworld, HDBank… đã lựa chọn tổ chức Đại hội cổ đông trực tuyến/bán trực tuyến bằng hình thức bỏ phiếu điện tử.

Giải pháp bỏ phiếu điện tử uy tín tại Việt Nam

Tiên phong trong các công nghệ bỏ phiếu điện tử tại Việt Nam là UVote – giải pháp biểu quyết trên nền tảng đám mây do FPT phát triển.

Giải pháp này giúp đơn giản hóa quy trình biểu quyết với nhiều tính năng vượt trội.

  • Tính năng trộn thư (Mail merge): Hệ thống tự động gửi thư mời đã được cá nhân hóa cho từng các nhân trong danh sách.
  • Quản lý người tham gia biểu quyết: UBot trang bị nhiều công nghệ hiện đại để đáp ứng khả năng bảo mật, giúp ban tổ chức kiểm tra danh tính người tham dự, loại bỏ triệt để các trường hợp mạo danh:
  • Định danh bằng công nghệ FPT.AI eKYC: Cổ đông được định danh và xác thực bằng công nghệ eKYC chỉ trong 30 giây
  • Bảo mật bằng OTP
  • Biểu quyết online: Người tham dự cuộc họp sẽ điền các lựa chọn của mình trên một mẫu điện tử đã thiết kế đầy đủ thông tin. 
  • Báo cáo trực quan: Kết quả biểu quyết sẽ được UVote tổng hợp liên tục một cách hoàn toàn tự động và theo thời gian thực. Đồng thời kết quả được cập nhật trực quan bằng biểu đồ giúp người dùng dễ dàng theo dõi.

Trong gần 4 năm vừa qua, UVote đã được hàng chục doanh nghiệp lớn, trong đó có nhóm VN30 tin tưởng sử dụng để tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến, bán trực tuyến.

Tham khảo thêm về giải pháp này tại: https://uvote.vn

uvote

 

Để lại một bình luận