You are currently viewing GIẢI ĐÁP 23 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ UVOTE

GIẢI ĐÁP 23 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ UVOTE

 

UVote là giải pháp tổ chức Đại hội cổ đông trên nền tảng đám mây do FPT phát triển. Giải pháp này giúp đơn giản hóa quy trình biểu quyết với nhiều tính năng vượt trội như: Tự động trộn thư và gửi thư mời cá nhân hoá; Định danh bằng công nghệ FPT.AI eKYC; biểu quyết online và kiểm phiếu tự động theo thời gian thực.

Giải pháp UVote đã được nhiều doanh nghiệp lớn như VinHomes, Vinamilk, HDBank, VietinBank,… lựa chọn để tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về UVote, cùng theo dõi để biết thêm thông tin về giải pháp tổ chức họp – bỏ phiếu hiện đại này nhé.

STT Câu hỏi Trả lời Ghi chú
O1 Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là gì? ĐHĐCĐ quyết định các vấn đề gì của Công ty? Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng tài sản của công ty.

(Khoản 1, Khoản 2, Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014)

O2 Công ty Cổ phần phải họp ĐHĐCĐ khi nào? Đại hội đồng cổ đông thường niên phải họp mỗi năm 01 lần. Ngoài ĐHĐCĐ thường niên, CTCP có thể triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường.

ĐHĐCĐ thường niên phải họp trong vòng 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. VD: năm tài chính kết thúc vào 31/12 thì ĐHĐCĐ phải họp trước 30/04 hàng năm, DN có thể gia hạn họp nhưng không quá 30/06 hàng năm.

(Khoản 2, Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014)

O3 Công ty Cổ phần tổ chức họp ĐHĐCĐ trực tuyến (họp online) có hợp lệ không? Quy định của pháp luật về họp ĐHĐCĐ trực tuyến như thế nào?  Cổ đông tham dự họp trực tuyến (họp online) cũng được coi như họp trực tiếp. Các quyết định, các biểu quyết của Cổ đông thông qua hệ thống trực tuyến cũng có giá trị như họp trực tiếp.

(Điểm c, Khoản 2, Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2014)

O4 Cổ đông tham dự họp ĐHĐCĐ trực tuyến như thế nào? Có 3 hình thức đăng nhập: QR Code; OTP; eKYC. 

QR Code: Cổ đông chỉ cần quét mã QR được cung cấp trong thư mời/email mời họp để đăng nhập tham dự họp ĐHĐCĐ trực tuyến. 

Nếu cổ đông xác thực qua OTP/eKYC: 

  1. Cổ đông dùng mã đăng nhập (ID) là số: CMND/CCCD/MSDN/Số hộ chiếu/Số đăng ký sở hữu để đăng nhập.
  2. Nếu xác thực OTP: hệ thống sẽ gửi mã OTP vào điện thoại di động hoặc địa chỉ email của cổ đông. Mỗi một lần đăng nhập là 01 mã OTP khác nhau.
  3. Nếu xác thực eKYC: (thiết bị của cổ đông phải có camera) cổ đông chụp giấy tờ tùy thân & chân dung để xác thực. 
Cổ đông nước ngoài: Số DKSH/ CMND khác số Passport => Dùng QR Code. 

OTP: email 

eKYC: nhập số passport vào CMND/CCCD

O5 Số điện thoại của Cổ đông hiện nay đã thay đổi, hoặc Cổ đông ủy quyền cho người khác tham dự Đại hội thì mã OTP gửi vào số nào? Trường hợp Cổ đông thay đổi số điện thoại, chưa đăng ký số ĐT, số ĐT đã thay đổi đầu số (từ 11 số sang 10 số)… thì gọi điện trực tiếp đến Ban quan hệ cổ đông của Tổ chức phát hành để cập nhật số ĐT/Số CCCD/Số ĐT của người ủy quyền…. (Số Hotline trên hệ thống).

Trường hợp Cổ đông ủy quyền cho người khác, Cổ đông vui lòng điền Số điện thoại và địa chỉ email của Người nhận ủy quyền vào phiếu ủy quyền để hệ thống ghi nhận Số điện thoại & email của Người nhận ủy quyền. 

OTP gửi qua email & SDT
O6 Cổ đông có thể ủy quyền cho nhiều hơn 01 người được không? Được. Khi đó mỗi người nhận uỷ quyền sẽ có một tài khoản đăng nhập riêng với vai trò Người nhận ủy quyền.
O7 Người ủy quyền muốn biết kết quả biểu quyết của những người nhận uỷ quyền có được không? Được. Hệ thống hỗ trợ xuất kết quả biểu quyết của Người ủy quyền thông qua Người nhận ủy quyền. 

Tùy theo quy chế của ĐH mà Ban tổ chức công bố hay không công bố kết quả này cho người ủy quyền biết.

O8 Phần mềm họp ĐHĐCĐ trực tuyến hỗ trợ những nội dung nào cho Tổ chức phát hành? Phần mềm họp ĐHĐCĐ trực tuyến hỗ trợ:

  • Chốt danh sách cổ đông;
  • In thư mời;
  • Gửi thư mời tự động qua Email đến các Cổ đông;
  • Khai báo ủy quyền
  • Bẩu cử, biểu quyết trực tuyến 
  • Xem Livestream đại hội 
  • Hỏi đáp với BTC qua kênh chat
  • Upload các tờ trình/nội dung của Đại hội;
  • Xem tỷ lệ tham dự ĐH realtime;
  • Xem tỷ lệ bỏ phiếu từng nội dung realtime;
  • Kết xuất các báo cáo: Báo cáo kiểm tra tư cách cổ đông; báo cáo kết quả kiểm phiếu; biên bản và nghị quyết của Đại hội và các văn bản khác theo yêu cẩu của DN 
O9 Cổ đông thực hiện biểu quyết 01 lần vào cuối giờ Đại hội hay biểu quyết từng nội dung của ĐH? Phần mềm cho phép BTC Đại hội lựa chọn biểu quyết từng nội dung hoặc biểu quyết tất cả các nội dung 01 lần hoặc nhiều lần, tùy cấu hình thiết lập. 
10 Cổ đông thực hiện biểu quyết sớm trước khi đến giờ biểu quyết được không? Được. Cổ đông có quyền biểu quyết trước giờ kết thúc biểu quyết theo quy định của BTC Đại hội.
11 Cổ đông biểu quyết rồi, nhưng thay đổi quyết định thì có được biểu quyết lại hay không? Được. Hệ thống ghi nhận kết quả biểu quyết vào thời điểm kết thúc bỏ phiếu. Do vậy các thay đổi về nội dung biểu quyết đều có thể được biểu quyết lại miễn là thời hạn biểu quyết chưa kết thúc.
12 Cổ đông có biết được kết quả biểu quyết không? Trước khi thời hạn biểu quyết kết thúc, cổ đông chỉ biết được kết quả biểu quyết của mình. Sau thời hạn biểu quyết kết thúc, cổ đông sẽ được biết kết quản biểu quyết chung cuộc cho từng nội dung biểu quyết do BTC ĐH công bố.
13 Ban tổ chức có được biết kết quả biểu quyết từng nội dung trong thời hạn các cổ đông đang thực hiện biểu quyết hay không? Không. Chỉ duy nhất chủ tọa Đại hội được biết kết quả này. Chủ tọa ĐH có thể phân quyền cho các thành viên BTC xem được nội dung này.
14 Họp ĐHĐCĐ trực tuyến đem lại lợi ích gì cho DN? Đem lại lợi ích gì cho cổ đông?
  • Giảm chi phí (in ấn tài liệu, hội trường, thư mời…)
  • Tỷ lệ tham dự ĐH cao (có thể tổ chức lần đầu đạt trên 51% đảm bảo đủ điều kiện tiến hành).
  • Giảm ½ thời gian chuẩn bị tổ chức đại hội (tổ chức đại hội trong vòng 48h).
  • Đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông. Cổ đông sở hữu ít cổ phần cũng có thể và cũng muốn tham dự Đại hội.
  • 100% minh bạch nhờ công nghệ tính toán tự động hóa
15 Họp ĐHĐCĐ trực tuyến thì địa điểm tổ chức được thực hiện ở đâu? Khi DN thực hiện họp ĐHĐCĐ trực tuyến thì địa điểm tổ chức ĐH được tính là địa điểm có Chủ tọa ĐH tham dự và điều hành phiên họp.
16 Cổ đông/Người tham dự Đại hội đóng góp ý kiến vào các nội dung của ĐH được thực hiện như thế nào? Cổ đông/Người tham dự ĐH có thể đóng góp ý kiến, phát biểu về các nội dung của đại hội thông qua màn hình trực tuyến hoặc chat với Ban thư ký ĐH. Ban thư ký ĐH sẽ chuyển cho Chủ tọa ĐH để xử lý.
17 Các vấn đề về bầu dồn phiếu; Tách phiếu biểu quyết…thì phần mềm thực hiện như thế nào? Hệ thống có chức năng kiểm phiếu biểu quyết theo hình thức bầu dồn phiếu, tùy theo số lượng thành viên HĐQT, BKS được bầu tại mỗi kỳ ĐH, quý khác có thể dễ dàng tạo, tách và cấu hình phiếu bẩu cử, biểu quyết.
18 Khi đang họp, điện thoại của cổ đông bị hết pin, mất sóng, không kết nối được internet…thì kết quả bỏ phiếu trước đó của Cổ đông có bị ảnh hưởng gì không? Các kết quả biểu quyết được tính theo thời gian thực (realtime) nên việc kết nối của đại biểu bị ngắt đột ngột thì chỉ ảnh hưởng đến các nội dung chưa bỏ phiếu, các nội dung đã bỏ phiếu không bị ảnh hưởng.
19 Tại thời điểm bỏ phiếu, số lượng cổ đông tham dự ĐH đại diện cho số lượng CP thiếu so với lúc khai mạc và thấp hơn so với quy định của luật thì việc biểu quyết có bị ảnh hưởng gì không? Luật chỉ quy định tỷ lệ tham dự ĐH tại thời điểm khai mạc. Trong quá trình diễn ra ĐH có thể có những đại biểu ra về trước khi ĐH bế mạc nên tại thời điểm biểu quyết chỉ tính trên số CP thực tế tham dự (trực tiếp và trực tuyến) mà không quy định về tỷ lệ.
20 Một cổ đông có thể cùng lúc tham dự nhiều ĐH trực tuyến của nhiều DN khác nhau được không? Được. Cổ đông có thể tham dự nhiều ĐH của nhiều DN trên cùng một thiết bị.
21 Cổ đông đã ủy quyền hết thì có được tham dự đại hội không? Cổ đông đã ủy quyền không thể tham dự & tiến hành bỏ phiếu. Tuy nhiên, cổ đông này vẫn có thể xem livestream đại hội theo mong muốn của Doanh nghiệp. 
22 Bỏ phiếu điện tử thì cổ đông ký như thế nào? Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Bỏ phiếu điện tử có giá trị pháp lý như bỏ phiếu trực tiếp & không cần chữ ký. 

Nếu điều lệ công ty quy định phải có chữ ký ở phiếu biểu quyết: hệ thống hỗ trợ xuất phiếu biểu quyết điện tử cho cổ đông (bao gồm thời điểm bỏ phiếu & kết quả bỏ phiếu của cổ đông) dưới dạng PDF. Doanh nghiệp có thể in file PDF này để cổ đông ký trực tiếp, hoặc gửi file PDF đến email của cổ đông để ký số.

23 Cổ đông lớn tuổi không có Điện thoại thông minh thì bỏ phiếu như thế nào? Có thể cho cổ đông mượn thiết bị hoặc dùng phiếu giấy. 

Nếu dùng phiếu giấy, Ban hỗ trợ đại hội vui lòng nhập phiếu của cổ đông lên hệ thống, để kết quả bỏ phiếu được tự động tính toán và đồng bộ vào biên bản. 

 

Trả lời