Cổ phần ưu đãi biểu quyết (Vote Preferred Stock) là một loại cổ phiếu mang lại những ưu điểm và quyền lợi đặc biệt so với cổ phiếu thông thường. Trong môi trường đầu tư sôi động, đặc biệt là trên thị trường chứng khoán, việc hiểu rõ về cơ chế hoạt động, các quyền lợi và quy định liên quan của loại cổ phiếu này là vô cùng quan trọng.
1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?
Cổ phần ưu đãi biểu quyết (Vote Preferred Stock) là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Ví dụ: Công ty Cổ phần X có là 100 triệu cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ 10 tỉ đồng. Điều lệ công ty X quy định số cổ phần ưu đãi biểu quyết dành riêng cho cổ đông sáng lập chiếm 10% tổng số cổ phần. Mỗi cổ phiếu này tương ứng với 10 phiếu bầu.
Như vậy, các cổ đông sáng lập nắm giữ 10 triệu cổ phiếu, tương ứng với số phiếu bầu nắm giữ là: 10 triệu x 10 = 100 triệu phiếu bầu, nhiều hơn so với 90 triệu phiếu bầu của 90 triệu cổ phiếu thường còn lại.
2. Đặc điểm của cổ phần ưu đãi biểu quyết
2.1. Ai được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
Theo khoản 1 điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.”
Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Điều lệ công ty cần quy định cụ thể Thời gian và tổng số phiếu biểu quyết hoặc một tỷ lệ biểu quyết tương ứng với từng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
2.2. Thời gian ưu đãi biểu quyết
- Thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần được quy định như sau:
Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do cổ đông sáng lập nắm giữ là 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ, và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết được quy định tại điều lệ công ty.
Lưu ý:
Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Nhưng Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.
2.3. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có được chuyển nhượng không?
Theo khoản 3 điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
3. So sánh cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông
Tiêu chí | Cổ phần phổ thông | Cổ phần ưu đãi biểu quyết |
Tính bắt buộc | Bắt buộc | Không bắt buộc |
Cổ tức | Tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty | |
Quyền biểu quyết | Thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định | Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông |
Khả năng chuyển đổi | Không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi | Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau 3 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh |
Khả năng chuyển nhượng | Tự do chuyển nhượng trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan | Không được chuyển nhượng, trừ TH chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án. |
4. Quyền của cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
– Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại Điều lệ công ty
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
– Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp:
+ Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
+ Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
– Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung cụ thể theo luật định
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
– Một số quyền khác như cổ đông phổ thông, quy định cụ thể tại điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020.
—————–
UVote vượt qua các vòng kiểm duyệt gắt gao về độ bảo mật, tính an toàn thông tin và Chứng chỉ bảo mật quốc tế ISO/IEC 27001:2013 để trở thành lựa chọn hàng đầu trong giải pháp tổ chức đại hội cổ đông cho các doanh nghiệp lớn như: Vingroup, Quỹ VinaCapital, VietJet, Vinamilk, HDBank, Manulife… , kết nối hơn 1 triệu cổ đông.
Trong chiến dịch “Ưu đãi mùa đại hội cổ đông 2024”, các chương trình của UVote gồm có:
1. Đăng ký tài khoản trải nghiệm miễn phí – Không giới hạn số đại hội được dùng thử
2. Tặng 01 lần tổ chức đại hội cổ đông cho doanh nghiệp
3. Giảm tới 50% cho các nhóm công ty