You are currently viewing Đại hội đồng cổ đông là gì? Chức năng và quyền hạn liên quan

Đại hội đồng cổ đông là gì? Chức năng và quyền hạn liên quan

Đại hội đồng cổ đông là khái niệm quen thuộc gắn liền với các công ty cổ phần. Tuy nhiên, đại hội đồng cổ đông là gì và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ra sao là những điều mà nhiều người còn chưa nắm rõ. Hãy cùng UVote tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Đại hội đồng cổ đông là gì?

Theo điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông (General Meeting of Shareholders) là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty cổ phần, tập hợp tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. (Cổ đông có quyền biểu quyết bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết).

Công ty cổ phần được tổ chức quản lý theo một trong 2 mô hình sau:

– Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nếu có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

– Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.

Như vậy, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan bắt buộc phải có trong công ty cổ phần.

đại hội đồng cổ đông là gì

2. Phân biệt Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông là hai cơ quan quản trị quan trọng nhất trong công ty cổ phần, tuy nhiên, chức năng của 2 cơ quan này lại thường bị nhầm lẫn với nhau.

  • Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cho việc quản lý và điều hành doanh nghiệp, chỉ gồm 3-11 thành viên được bầu bởi cổ đông. Hội đồng quản trị sẽ Chịu trách nhiệm về việc quyết định chiến lược kinh doanh, giám sát hoạt động của ban điều hành và bảo vệ lợi ích của cổ đông
  • Còn Đại hội đồng cổ đông là cơ quan chung tập hợp tất cả cổ đông (không giới hạn cổ đông), có quyền thông qua các nghị quyết quan trọng và thảo luận về các vấn đề quan trọng của công ty như việc chấp thuận báo cáo tài chính, việc chia cổ tức, hoặc thay đổi trong quản trị công ty.

Xem thêm: Quyền biểu quyết là gì? Cổ đông nào có quyền biểu quyết?

3. Chức năng, nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông

Hằng năm, đại hội đồng cổ đông sẽ họp thường niên vào tháng 03 hoặc tháng 04 để thông qua các quyết định quan trọng của công ty, bao gồm:

a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

h) Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;

Ngoài ra, đại hội đồng cổ đông có thể có các Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Khi có các vấn đề phát sinh bất ngờ, các cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường cũng có thể được triệu tập.

4. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Theo Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020, để tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thì phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Với Cuộc họp lần 1

Số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Với Cuộc họp lần 2

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác.
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần 2 được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Với Cuộc họp 3

Trường hợp cuộc họp lần 2 không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác.
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần 3 không có điều kiện về tỉ lệ số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

> Xem thêm: Họp đại hội đồng cổ đông – Trình tự tổ chức theo quy định

————

UVote vượt qua các vòng kiểm duyệt gắt gao về độ bảo mật, tính an toàn thông tin và Chứng chỉ bảo mật quốc tế ISO/IEC 27001:2013 để trở thành lựa chọn hàng đầu trong giải pháp tổ chức đại hội cổ đông cho các doanh nghiệp lớn như: Vingroup, Quỹ VinaCapital, VietJet, Vinamilk, HDBank, Manulife… , kết nối hơn 1 triệu cổ đông.

Trong chiến dịch “Ưu đãi mùa đại hội cổ đông 2024”, các chương trình của UVote gồm có:
1. Đăng ký tài khoản trải nghiệm miễn phí – Không giới hạn số đại hội được dùng thử
2. Tặng 01 lần tổ chức đại hội cổ đông cho doanh nghiệp
3. Giảm tới 50% cho các nhóm công ty

Để lại một bình luận